Giấc ngủ | Phần 1: Làm sao để ngủ ngon? - HappyShop Today
Home » Giấc ngủ | Phần 1: Làm sao để ngủ ngon?

Giấc ngủ | Phần 1: Làm sao để ngủ ngon?

by JEN

Chủ đề đầu tiên trong chuỗi chủ đề được quan tâm hàng đầu: Làm sao để ngủ ngon? Bởi ngày nào chúng ta cũng cần ngủ, đây là thời gian giúp chúng ta nghỉ ngơi, thư giãn và tái tạo sức khoẻ mỗi ngày.

Các nội dung trong buổi thảo luận này:

  • Chia sẻ trải nghiệm về Thiền
  • Thảo luận: Làm sao để ngủ ngon? (Buổi 1)
  • Tiếp cận Giấc ngủ theo Khoa học (Buổi 2)

Tại sao chúng ta đặt câu hỏi này? Phải chăng vì trong số chúng ta có người ngủ không ngon. Trước khi đi trả lời câu hỏi chính, chúng ta cùng tìm hiểu thêm các câu hỏi có liên quan nhé!

Khi nào thì bạn ngủ?

  • Cơ thể quá mệt mỏi? (Thể chất bảo: Mình mệt quá rồi, nhắm mắt đi ngủ thôi)
  • Thư giãn thả lỏng toàn bộ? (Tâm trí bảo: Chúng ta thư giãn nhé Cơ thể, thả lỏng và không nghĩ gì, thế là chì vô giấc ngủ)
  • Bị đánh/ngã/va chạm tới bất tỉnh (nội dung mình thêm vào, trường hợp này bất khả kháng)

Bạn thích ngủ trong trạng thái nào?

Tại sao bạn mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc?

Tìm được nguồn gốc Mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc và giải quyết triệt để thì chắc chắn bạn sẽ ngủ ngon hơn.

Đầu tiên, hãy suy ngẫm và tìm câu trả lời cho riêng mình trước nhé!

Sau đó, chúng ta tìm hiểu thêm nguyên nhân của những người khác là gì, thử liệt kê nào:

  1. Thiếu an tâm: nghĩ về việc đã diễn ra, chưa diễn ra, thế là cứ nghĩ mãi: vương vấn không ngủ nổi… và quên mất Hiện tại bây giờ là: Đi ngủ.
  2. Bận tâm nhớ về khúc mắc nào đó trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta chỉ nhìn nó bằng tâm trí và treo ở đó và nó vẫn ở đó nhưng ta thì chưa đi ngủ.

Và đôi khi ta lại bảo: Tôi nằm xuống, điện tắt mà mắt vẫn mở thao láo hay nhắm mắt đều không ngủ được. Vô ích thật sự!

Hành động quan trọng hơn, nhắm mắt và thư giãn trước hết để mắt được nghỉ ngơi, rồi từ từ ngủ 🙂

+ Có việc chưa giải quyết được, chưa muốn đi ngủ: còn nhiều việc chưa làm xong, chưa nghĩ ra giải pháp, …

+ Có nhiều thắc mắc về cuộc đời và luôn có câu hỏi Tại sao mà chưa có câu trả lời!

+ Tức giận, lo lắng, bất ân về điều gì đó

3. Vui quá phấn khích hay hồi hộp quá không ngủ được. Bạn có bao giờ thế không?

Rồi, tiếp tục, hãy xem xem Làm thế nào để ngủ ngon?, hãy cùng đi mổ xẻ nội dung coi sao:

Google nói gì?

+ Tạo cho mình một không gian ngủ phù hợp: Một chiếc đệm êm ái, dễ chịu, một chiếc gối vừa vặn đủ cao, … và một căn phòng đủ rộng thông thoáng, đảm bảo không khí lưu thông, nhiệt độ phù hợp từ 22-23 độ C, … mang lại cho bạn một cảm giác thoải mái và được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ sâu.

+ Tắt hết đèn: Bóng tối giúp chúng ta tăng thêm hormon ngủ trong khi ánh sáng thì ngược lại. Ngoài ra, trong bóng tối mắt cũng được thư giãn hơn.

+ Không dùng thiết bị điện tử: Những thiết bị này có chứa ánh sáng, gây ảnh hưởng đáng kể cho giấc ngủ. Có hôm dù đã ngủ mà đèn bàn mình vẫn bật, chiếu thẳng vào mắt do ngủ quên. Sáng dậy thực sự mỏi, nhất là vùng mắt.

+ Ra khỏi giường làm vài việc mình thích cho tới khi buồn ngủ (không dùng thiết bị điện tử)

Nhắm mắt khi ngủ?

+ Làm nhẹ bàng quang: đây cũng là cách giảm bớt áp lực, căng thẳng nơi bàng quang, giúp cơ thể thư giãn hơn, ngoài ra bạn cũng hạn chết được việc thức dậy vào nửa đêm để giải quyết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới giới ngủ trong trường hợp bạn đang ở giai đoạn ngủ sâu.

+ Nói không với căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng cứ vấn vương nơi tâm trí khiến bạn mãi không đi vào giấc ngủ được. Vậy hãy học cách buông đi, thả lỏng cơ thể, thả lỏng tâm trí. Hoặc hãy sớm hoàn tất các công việc quan trọng hơn để giảm bớt lo âu. Nói thì dễ đúng không, vậy ta hãy bắt đầu từ việc đánh lạc hướng tâm trí, hãy bật nhạc nhẹ, lắng nghe tiếng nhạc. Có phải bạn thấy khi nghe tiếng mưa rơi nhẹ mình dễ đi vào giấc ngủ hơn không? Hay mình

+ Thay đổi tư thế ngủ: là tư thế ngủ thoải mái nhất cho cơ thể, đảm bảo cơ thể được thư giãn, không gây áp lực cho các bộ phận. Bạn đang nằm ở tư thế nào? Hãy đảm bảo bạn giữ lưng thăng, gối không quá cao hoặc quá thấp, tránh nằm sấp, giữ hông cân bằng (có thể thử đặt một gối giữa đầu gối)

+ Thử một vài kỹ thuật thư giãn: Tập thể dục, thiền hay yoga, hãy thử những động tác hay bài học phù hợp phụ trợ cho giấc ngủ của bạn. Bài học hít thở chẳng hạn, quan sát và thư giãn trong hơi thở của chính bạn. Đặc biệt, đối với thiền, bạn còn thể thư giãn ngay khi

+ Đốt tinh dầu giúp an thần ngủ ngon: đây cũng là biện pháp giúp thư giãn bằng mùi hương. Bạn hãy lựa chọn một số hương tinh dầu như: nhũ hương, hoa oải hương, … sẽ giúp giấc ngủ của bạn sâu hơn nhiều đấy.

+ Tạo thành thói quen phản xạ có điều kiện: Đúng 10h30 tôi đi ngủ hay đúng 11h30 tôi đi ngủ, thế rồi nhiều hôm dần dần sau đó cứ đúng giờ tôi đi ngủ và dậy đúng giờ.

+ Điều chỉnh thói quen ăn uống: Ăn uống nhiều quá bạn cũng khó chịu ở vùng bụng, vùng bàng quang, có thể gấy ức chế căng thẳng trong tiêu hoá và trao đổi chất nếu bạn ăn quá muộn, tiêu hoá chưa kịp. Bạn nên ăn trước 3 giờ trước khi đi ngủ và uống ít nước hơn trước khi đi ngủ. Với tôi, tôi có thói quen ăn trước 7h tối.

Nào, bây giờ chúng ta lại xem lại các viết cần làm để có giấc ngủ ngon, và rồi cùng tôi thống kê lại một chút:

Rút cuộc, chúng ta cần: Thư giãn???

Tâm trí thư giãn, cơ thể thư giãn??? Để được ngủ ngon đúng không?

Ai đó sẽ bật ra câu nói phản đối: Bao nhiêu việc phải làm, phải nghĩ, phải lo, sao mà thư giãn được đây? Làm nhiều cũng sẽ căng thẳng nữa. Vậy tôi phải làm sao?

Phần lớn những người không ngủ được hoặc khó rơi vào trạng thái ngủ ngon, chúng ta gặp phải tình trạng: Lo âu hoặc tâm trí vẫn lang thang, khó ngủ.

Điều gì làm bạn lo lẳng? Như trên đã nói: Một việc băn khoăn chưa được giải đáp, một sự bất an không rõ ràng … và chúng ta cứ để ý rồi vờn qua vờn lại nói. Trên thực tế, chúng ta không ngừng phản ứng lại với suy nghĩ, thế rồi hết cái này đến lại tới cái khác. Nó như một nỗi đau ám ảnh tâm trí. Một nỗi đau thể chất và tinh thần thực chất không quá nhiều khác biệt, tuy nhiên nỗi đau tinh thần đôi khi khó phát hiện hơn.

Bây giờ chúng ta cùng quan sát nhé!

  • Nỗi đau thể chất: Bạn bị ngứa ở chân, bạn không gãi và rồi chỗ ngứa dần biến mất. Tuy nhiên, giả sử bạn không chịu nổi bằng cách phản ứng lại: Gãi vô chỗ ngứa, và rồi một cảm giác mới khác lại xuất hiện, bạn thấy ngứa hơn hoặc đau rát hơn, đôi khi lại tạo ra một vết thương hở, rồi để lại sẹo . Và theo thói quen, mỗi khi có cảm giác tương tự ở đâu đó trên cơ thể, bạn lại GÃI.
  • Một nỗi đau tinh thần: Bị ai đó phản bội và nghĩ về một cuộc đời bất công, cảm giác đau đớn làm bạn cảm thấy đầu rất đau, rất mệt, bạn tiếp tục nghĩ về nó và càng đau càng mệt không nguôi. Thế rồi, bạn quyết định buông bỏ, để bớt nghĩ về nó, đi làm việc khác, thời gian nghĩ về nó ít dần đi, thế rồi dần dần mờ nhạt dần. 20 năm sau ấn tượng về nó với bạn có thể không còn nhiều nữa. Nhưng thử hỏi nếu ngày nào bạn cũng lặp đi lặp lại cùng một vấn đề, nghĩ về nói, sống với nỗi đau đó và tiếp tục tạo ra nỗi đau tương tự vào ngày kế tiếp, thậm chí mạnh hơn. Tôi quen một số người lính trở về, có người nhắc đi nhắc lại về sự bất công: Tôi cống hiến thế này nhưng sao tôi lại không được công nhận, cứ thế ngày này qua ngày khác, cuộc sống trở nên mệt mỏi với nỗi đau không hồi kết. Nó chỉ kết thúc khi chúng ta muốn BUÔNG TAY

Khi bạn hiểu cuộc sống vốn là quy luật tự nhiên: SINH – DIỆT và NHÂN QUẢ bạn sẽ thấy cuộc đời dễ dàng hơn. Trở lại với ví dụ trên: Nỗi đau đến –> bạn không phản ứng, không níu giữ: cảm giác, cảm xúc –> Nỗi đau rồi cũng đi!

Sinh – Diệt, Sinh – Diệt. Hàng triệu tế bào trong cơ thể chúng ta đổi mới mỗi ngày, chúng ta đổi mới hàng ngày và cũng nhiều tế bào khác đã chết đi. Thế giới này, chúng ta đến và rồi cũng sẽ có đi, mọi thứ đều đến và đi. Hiểu và chấp nhận, bạn dễ dàng thả lỏng, buông và thư giãn.

Niềm vui, thành công đến nhưng rồi cũng sẽ đi, hãy chúc mừng để tiếp tục thành công, nhưng đôi khi phản hứng thái quá có thể mang  lại kết quả tiêu cực.

Bạn nói mọi thứ đều mới mỗi khoảng khắc nhưng sao tôi thấy nhiều việc tôi làm lại cứ lặp lại mỗi ngày?

Nếu nói vậy thì việc bạn lặp lại nhiều nhất hàng ngày có lẽ là: Hít thở hít thở, và tim thì cứ đập và đập. Nhưng mỗi lần hít thì luông không khí và mạnh nhẹ lại khác nhau, và tim đập cũng có những điểm khác. Chỉ là bạn chưa đủ quan sát để nhìn ra.

Quan sát thế nào?

Trong các lớp luyện âm, luyện khẩu hình, tôi có yêu cầu học viên mới quan sát hơi thở trong 2-3 ngày. Kết quả ra sao? Học viên nói: Không cảm thấy hơi thở có gì khác biệt hay đặc biệt gì cả. Hít vào thở ra vẫn thế.

Nhưng sau một vài bài tập cơ bản, học viên bắt đầu tìm thấy sự khác biệt. Và điều đó đến từ đâu? Có phải do lần này thở quá khác đi???

Cuộc sống có vô vàn điều hay ho hay nho nhỏ to to mà dù to hay nhỏ, nếu bạn không chú tâm quan sát thì bạn cũng sẽ khó lòng nhìn ra được. Bạn hãy thử tự nhìn lại một số tình huống trong cuộc sống mà xem.

Hiểu Sinh- Diệt, bạn hiểu dù là Tức giận, Lo lắng, Vui vẻ, Hân hoan, Hồi hộp … đều đến và đi. Bạn sẽ buồn mà không buồn quá, vui mà không vui quá và dần mọi thứ tan biến, thư giãn và thả lỏng.

Luyện tập quan sát: QUAN SÁT –> giúp bạn bắt đầu phân tích sâu hơn, đưa ra lựa chọn phù hợp hơn –> hướng tới lựa chọn phù hợp nhất, tốt nhất. –> Vậy nên nói, Quan sát sinh ra những trải nghiệm tốt nhất! Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. –> Những trải nghiệm, kinh nghiệm tiếp tục giúp bạn sinh ra trải nghiệm mới –> thậm chí không cần lựa chọn, cuộc đời sẽ giúp bạn lựa chọn. GIEO NHÂN NÀO GẶT QUẢ NẤY.

Quan sát: Suy nghĩ, hành động – Quan sát hơi thở mọi lúc. Hơi thở là sự sống > quyết định tương đối tới tinh thần và thể chất.

Vậy chúng ta có luyện tập hơi thở được không? Được chứ nhưng chỉ khi chúng ta: CÒN THỞ > CÒN THỜI GIAN và có đủ nhận thức để tập luyện thành thói quen, thành bản chất.

Bạn sao rồi, mong bạn có đủ tập trung và quan sát điều tôi muốn nói. Và tiếp tục quan sát và chia sẻ với tôi thêm về trải nghiệm này.

Trong nội dung tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về giấc ngủ, để làm sao có giấc ngủ ngắn mà ngon giấc, ngủ ít mà không mệt mỏi, tất nhiên rồi TIẾP CẬN GIẤC NGỦ Ở GÓC ĐỘ KHOA HỌC

Related Videos

Leave a Comment