Bạn đang đọc sách như thế nào? - HappyShop Today
Home » Bạn đang đọc sách như thế nào?

Bạn đang đọc sách như thế nào?

by JEN

Sống lâu chưa chắc sống nhiều
Đọc nhiều sách nhưng chưa chắc đọc được nhiều

Cách mà chúng ta chú tâm, đặt tâm ý, ngắt nghỉ, nhịp điệu ở nội dung đó như thế nào, hiểu nội dung ra sao rất quan trọng.

15 năm trở lại đây, mình là đứa ít đọc sách. Nói như vậy vì trước đó mình là đứa mọt sách. Thời học sinh, mình đọc tất cả sách mình có, đi mua, đi mượn… Sau này, có những cuốn sách có trăm trang mà đọc cả năm mới xong, có những trang đọc lại mà như mới, cứ thế cả năm mãi mới xong trăm trang.

Đọc sách nhiều cũng tốt, góp nhặt mỗi chỗ một ít nhưng làm sao biến được nó thành của mình? Nhưng nhặt được bao nhiêu thì cách đọc lại rất quan trọng.

Mình có hay làm thí nghiệm, để khách quan mà nói.
+ Lần 1: Cho người đọc đọc to một đoạn trong cuốn sách (nội dung trước đó người đọc chưa đọc bao giờ)
+ Lần 2: Đọc lại nội dung đó lần nữa
+ Lần 3: Lắng nghe mình đọc

Kết quả:
+ Ở lần 1, phần lớn đọc xong không nhớ được mình vừa đọc gì. Đọc xong quên luôn.
+ Ở lần 2, nhớ một chút, mang máng.
+ Ở lần 3: Hiểu và nhớ hơn rất nhiều. Có người nhớ sâu luôn.
Lần 3: Đọc có ngắt nghỉ, có điểm nhấn, có tốc độ phù hợp (có nhanh có chậm tùy theo nội dung), có lên có xuống, cảm xúc biểu cảm phù hợp.

Thực tế, phần lớn khi đọc, chúng ta ảnh hưởng nhiều bởi cách ta suy nghĩ, cách ta nói hàng ngày. Muốn đọc tốt, đọc chất lượng thì cách ta suy nghĩ và nói cũng cần quan sát và điều chỉnh.

Suy nghĩ có nhịp, nói có nhịp, viết cũng có nhịp và đều từ suy nghĩ mà ra. Luyện suy nghĩ mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát thì nói hay viết đều tốt. Tuy nhiên, việc nhìn vào suy nghĩ có thể khó với ai đó, vậy nhìn vào nội dung ta nói, ta viết và tự hỏi: ta nghĩ gì mà ta viết hay nói như vậy, thì dễ hơn phải không? Cứ thế, dần dần suy nghĩ rõ hơn.

Còn bạn, bạn đang đọc sách như thế nào?

Doc sach nhu the nao


Sống lâu chưa chắc sống nhiều
Đọc nhiều sách nhưng chưa chắc đọc được nhiều

Cách mà chúng ta chú tâm, đặt tâm ý, ngắt nghỉ ở nội dung đó như thế nào, hiểu nội dung ra sao rất quan trọng.

15 năm trở lại đây, mình là đứa ít đọc sách. Nói như vậy vì trước đó mình là đứa mọt sách. Thời học sinh, mình đọc tất cả sách mình có, đi mua, đi mượn… Sau này, có những cuốn sách có trăm trang mà đọc cả năm mới xong, có những trang đọc lại mà như mới, cứ thế đọc đi đọc lại tới cả năm.

Đọc sách nhiều cũng tốt, góp nhặt mỗi chỗ một ít nhưng làm sao biến được nó thành của mình? Mà nhặt được bao nhiêu thì cách đọc lại rất quan trọng.

Mình có hay làm thí nghiệm, để khách quan mà nói.
+ Lần 1: Cho người đọc đọc to một đoạn trong cuốn sách (nội dung trước đó người đọc chưa đọc bao giờ)
+ Lần 2: Đọc lại nội dung đó lần nữa
+ Lần 3: Lắng nghe mình đọc

Kết quả:
+ Ở lần 1, phần lớn đọc xong không nhớ được mình vừa đọc gì. Đọc xong quên luôn.
+ Ở lần 2, nhớ một chút, mang máng.
+ Ở lần 3: Hiểu và nhớ hơn rất nhiều. Có người nhớ sâu luôn.
Lần 3: Đọc có ngắt nghỉ, có điểm nhấn, có tốc độc phù hợp (có nhanh có chậm tùy theo nội dung), có lên có xuống, cảm xúc biểu cảm phù hợp.

Thực tế, phần lớn khi đọc, chúng ta ảnh hưởng nhiều bởi cách ta suy nghĩ, cách ta nói hàng ngày. Muốn đọc tốt, đọc chất lượng thì cách ta suy nghĩ và nói cũng cần quan sát và điều chỉnh.

Suy nghĩ có nhịp, nói có nhịp, viết cũng có nhịp và đều từ suy nghĩ mà ra. Luyện suy nghĩ mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát thì nói hay viết đều tốt. Tuy nhiên, việc nhìn vào suy nghĩ có thể khó với ai đó, vậy nhìn vào nội dung ta nói, ta viết và tự hỏi: ta nghĩ gì mà ta viết hay nói như vậy, thì dễ hơn phải không? Cứ thế, dần dần suy nghĩ rõ hơn.

Còn bạn, bạn đang đọc sách như thế nào?

Related Videos